Thứ Năm, 25 tháng 6, 2009

BẢNG VÀNG DANH DỰ (Tiếp theo)

GIẢI THƯỞNG SỬ HỌC PHẠM THẬN DUẬT LẦN THỨ SÁU - NĂM 2005

Giải Nhì: Tiến sĩ Hoàng Khắc Nam, Khoa Quốc tế, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận án: Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam - Thái Lan (1976 -2000)

Giải Nhì: Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Đáng, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Ngày tháng năm sinh: 26-04-1958
Quê quán: Biên Hoà, Đồng Nai
Địa chỉ: Văn phòng Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0913 860 405
Luận án: Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa

Giải Ba: Tiến sĩ Nguyễn Đình Liêm, Viện Sử học
Ngày tháng năm sinh: 11/1/1954
Quê quán: Hà Tĩnh
Địa chỉ: Viện phó Viện Nghiên cứu Trung Quốc, số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0903 280 583
Luận án: Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan

Giải Ba: Tiến sĩ Nguyễn Văn Đoàn - Viện Khảo cổ học
Ngày tháng năm sinh: 18-05-1971
Quê quán: Ứng Hoà , Hà Tây
Địa chỉ: Phòng Nghiên cứu Sưu tầm - Bảo tàng Lịch sử, số 1 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội
Điện thoại: 04 39 332 901 - 0912 023 710
Luận án: Khu Di tích trung tâm Lam Kinh (Thanh Hoá)

GIẢI THƯỞNG SỬ HỌC PHẠM THẬN DUẬT LẦN THỨ BẢY – NĂM 2006

Giải Nhất: Tiến sĩ Phan Hải Linh, Bộ môn Nhật Bản học, Khoa Đông phương Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội. ĐT : 04.38584596
Ngày tháng năm sinh: 26.8.1970
Quê quán: Xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh
Địa chỉ: Phòng 804, nhà 17T2 Trung Hoà Nhân Chính, phố Hoàng Đạo Thuý, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.32510658-04.39349735. Fax : 84.4.38240345. Email : linh_ph@yahoo.com
Luận án: Trang viên Nhật Bản thế kỷ VIII-XVI qua trang viên Oyama và Hine

Giải Nhì: Tiến sĩ Phan Tiến Dũng, Trung tâm Bảo tàng Di tích Cố đô Huế
Ngày tháng năm sinh : 18.1.1959
Quê quán: Xã Phú Hải, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế
Địa chỉ: 9/2 La Sơn Phu Tử, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế
Điện thoại: 054.3522840 - 0913425240
Luận án: Vai trò Bộ Công trong việc xây dựng kinh đô Huế dưới triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1884)

Giải Ba: Tiến sĩ Nguyễn Huy Chương, Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày tháng năm sinh: 1.1.1954
Quê quán: Xuân Nẻo, Hưng Đạo, Tứ Kỳ, Hải Dương
Địa chỉ: 6 Ngõ 140, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.35531432 – 04.37546558
Luận án: Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống thông tin-thư viện Đại học Mỹ và định hướng vận dụng một số kinh nghiệm vào thư viên Đại học Viẹt Nam.

Giải Ba : Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng
Ngày tháng năm sinh : 24.1.1957
Quê quán : Xã Tân Chi, huyện Tiên Du, Bắc Ninh
Địa chỉ : Số 4/19/102, đường Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại : 04.38685898 – 04.38253646/206
Luận án : Hoạt động của lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hiệp quốc sau chiến tranh lạnh

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2009

BẢNG VÀNG DANH DỰ (Tiếp theo)

GIẢI THƯỞNG SỬ HỌC PHẠM THẬN DUẬT LẦN THỨ TƯ – MĂM 2003
Giải Nhì : Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế.
Ngày tháng năm sinh : 16.09.1967.
Nguyên quán : Phong Bình, Phong Điền, Thừa Thiên-Huế.
Địa chỉ : 30 Trần Xuân Soạn, Thuận Lộc, Tp Huế
Điện thoại : 054.3529204 – 0903572371
Email : tranducas@yahoo.com
Luận án : Đồ sứ Việt Nam ký kiểu tại Trung Hoa từ 1804 đến 1924 hiện tàng trữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế
Giải Nhì : Tiến sĩ Phan Phương Thảo, Khoa Lịch sử, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày tháng năm sinh : 31.10.1962
Nguyên quán : Thạch Châu, Thạch Hà, Hà Tĩnh
Địa chỉ : 37 Ngõ 64 Lê Trọng Tấn, Hà Nội
Điện thoại : 04.38533599 – 04.38585284 – 0983281954
Fax : 04.38240345 – Email : phanhuythao@yahoo.com
Luận án : Chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định qua tư liệu địa bạ.
Giải Ba : Tiến sĩ Lê Thị Liên, Viện Khảo Cổ học
Ngày tháng năm sinh : 24.01.1959
Nguyên quán : Hoàng Cát, Hoằng Hoá, Thanh Hoá
Địa chỉ : 88B Phố Huế, Hà Nội
Điện thoại : 04.36418262 – 04.39333858 – 0904264894.
Fax : 04.39331607 – Email : lelien_thi@hotmail.com
Luận án : Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở đồng bằng sông Cửu Long trước thês kỷ X
Giải Ba : Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng. Cục Di dản Văn hoá, Bộ Văn Hoá Thông tin
Ngày tháng năm sinh : 26.02.1964
Nguyên quán : Thượng Quận, Kinh Môn, Hải Dương
Địa chỉ : Cục DSVH, 51-53 Ngô Quyền, Hà Nội
Điện thoại : 04.38225859 – 0913510142 – 04.39436131
Luận án : Quán Đạo giáo ở Hà Tây
Giải Ba : Tiến sĩ Nguyễn Thế Hoàn, Trưởng khoa Bồi dưỡng Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình
Ngày tháng năm sinh Tiểu khu 10, Phường Đồng Phú, Tp Đồng Hới, Quảng Bình
Điện thoại : 052.3821095 – 052.3824996
Luận án : Cấu trúc và văn hoá làng xã người Việt ở Quảng Bình nửa đầu thế kỷ XIX/

GIẢI THƯỞNG SỬ HỌC PHẠM THẬN DUẬT LẦN THỨ NĂM – NĂM 2004
Giải Nhì : Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoà, Viện Khảo cổ học
Ngày tháng năm sinh : 05.10.1962
Nguyên quán : Hà Nội
Địa chỉ : Số 4, phố Vọng Đức, phường Hàng Bài, Hà Nội
Điện thoại : 04.38241554 -0912075023
Luận án : Các loại hình di tích kiến trúc trong khu phố cổ Hà Nội (Thế kỷ XIX)
Giải Nhì : Tiến sĩ Phan Văn Hoàng, Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh
Ngày thág năm sinh : 06.02.1945
Nguyên quán : Thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ : 440/69, Đường Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Phú Nhuận Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại : 08.3454424
Luận án : Việt Nam trong chính sách của Mỹ từ 1940 – 1956
Giải Ba : Tiến sĩ Đặng Xuân Kháng, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày tháng năm sinh : 19.07.1954
Nguyên quán : Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định
Địa chỉ : 110, B18, TT Kim Liên, Hà Nội
Điện thoại : 04.38524582 – 0912398648
Luận án : Cải cách giáo dục và những tác động chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Nhật Bản (từ Minh Trị Duy Tân đến thời kỳ sau chiến tranh thé giới thứ 2)
Giải Ba : Tiến sĩ OnKeo Phômmakon, Quốc tịch Lào, bảo vệ tại Hội đồng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Luận án : Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo quá trình xây dưngj bộ máy hành chính nhà nước (1975 -1995)

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2009

BẢNG VÀNG DANH DỰ (Tiếp theo)

GIẢI THƯỞNG SỬ HỌC PHẠM THẬN DUẬT LẦN THỨ HAI – NĂM 2001.

Giải Nhì : Tiến sĩ Trần Thị Thanh Thanh, Giảng viên Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh
Ngày tháng năm sinh : 19.06.1959
Nguyên quán : Thừa Thiên - Huế
Địa chỉ : 55 Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08.38321705 – Fax : 08.38398946
Luận án : Định chế quản lý nhà nước thời Nguyễn
Giải Nhì : Tiến sĩ Bùi Văn Liêm, Chuyên viên Viện Khảo Cổ học.
Ngày tháng năm sinh : 18.05.1959.
Nguyên quán : Thanh Thuỷ, Tĩnh Gia, Thanh Hoá.
Địa chỉ : 35, Tổ 55, Cụm 9 Ngọc Hà, Hà Nội
Điện thoại : 04.38470691 - 04.39333858 – 0913046510
Luâqnj án : Mộ thuyền trong văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam
Giải Ba : Tiến sĩ Hà Mạnh Khoa, Cán bộ Ban Nghiên cứu và Biên soan lịch sử Thanh Hoá
Ngày tháng năm sinh : 22.07.1955.
Nguyên quán : Yên Hưng, Ý Yên, Nam Định
Địa chỉ : Phường Trường Thi, thành phố Thanh Hoá
Điện thoại : 0373857117 – CQ : 0373851697
Luận án : Sông đào ở Thanh Hoá từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX
Giải Ba : Tiến sĩ Cao Thanh Tân, Cán bộ Phòng Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tư lệnh Biên phòng.
Ngày tháng năm sinh : 12.08.1957.
Nguyên quán : Châu Hoá, Tuyên Hoá, Quảng Bình.
Địa chỉ : P305, N14, TT Bộ đội biên phòng, K9 Phường Bạch ĐẰng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại : 04.38214830 – 04.38268191/274.
Luận án : Vùng biên giới Châu Đốc từ khi thành lập đến năm 1874
Giải Ba : Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Chi, Chuyên viên Viện Sử học Việt Nam
Ngày tháng năm sinh : 20.12.11957
Nguyên quán : Nghĩa Hương, Quốc Oai, Hà Nội
Địa chỉ : 106, Nhà 222C, Ngõ 260, Đội Cấn, Ba Đình,Hà Nội
Điện thoại : 04.38328624 – 04.38212569
Luận án : Thái ấp - Điền trang thời Trần thé kỷ XIII-XIV
Giải Ba : Tiến sĩ Đào Minh Hồng, Trường Đại học KHXH&NV Tp Hồ Chí Minh
Ngày tháng năm sinh :
Nguyên quán :
Địa chỉ : Điện thoại :
Luận án : Chính sách đối ngoại của Thái Lan (Xiêm) cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

GIẢI THƯỞNG SỬ HỌC PHẠM THẬN DUẬT LẦN THỨ BA – NĂM 2002

Giải Nhì : Tiến sĩ Phạm Thị Vinh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á
Ngày tháng năm sinh : 15.12.1950
Nguyên quán : Thanh Trì, Hà Nội
địa chỉ : Số 11, Ngách 426/48, Đường Láng, Hà Nội
Điện thoại : 04.35620631 – 04.39781740
Email : phamthivinh50@yahoo.com
Luận. án : Hồi giáo trong đời sống chính trị, văn hoá, xã hội của Malaysia.
Giải Nhì : Tiến sĩ Bùi Minh Trí, Viện Khảo cổ học
Ngày tháng năm sinh : 220.10.1963
Nguyên quán : Tân An, Thanh Hà, Hải Dương
Địa chỉ : 17B, E3, TT Khương Mai, Hà Nội
Điện thoại : 04.38520878 – 04.39333858 – 0913308859
Luận án : Gốm Hợp Lễ trong phức hợp gốm sứ thời Lê
Giải Nhì : Tiến sĩ Hồ tuấn Dung, Khoa Mác Lê Nin trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Ngày tháng năm sinh : 22.04.1960
Nguyên quán : Tường sơn, Anh Sơn, Nghệ An
địa chỉ : 4, Ngõ 167 Đường Xuân Thuỷ, Hà Nội
Điện thoại : 04.37685888 – 0913363177
Luận án : Chính sách thuế của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ từ 1897 đến 1945
Giải Nhì : Tiến sĩ Nguyễn Phúc Nghiệp, Trường Cao Đẳng Sư phạm Tiền Giang
Ngày tháng năm sinh : 28.12.1963
Nguyên quán : Mỏ Cày, Bến Tre
Địa chỉ : C3, Khu Liên cơ, Tân Mỹ Chánh, Mỹ Tho, Tiền Giang
Điện thoại : 073.3879399 – 073.3872624
Luận án : Kinh tế nông nghiệp Tiền Giang thế kỷ XIX.
Giải Ba : Tiến sĩ Trần Thị Nhơn, Học viện Thanh Thiếu niên, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM
Ngày tháng năm sinh : 02.08.1960
Nguyên quán : Đức Xá, Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Địa chỉ : P4, A11,TT Học viện Thanh Thiếu niên, Láng, Hà Nọi
Điện thoại : 04.38355700 – 04.3551733
Luận án : Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước (ừ 1975 đến 1996)
Giải Ba : Tiến sĩ Nguyễn Văn Đăng, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Huế
Ngày tháng năm sinh : 20.10.1962
Nguyên quán : Vinh Thanh, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế
địa chỉ : Phòng 37, Nhà D, Khu Tập thể 18, Đống Đa, Huế
Điện thoại : 054.3833776 – 0914031720 – 054.3823833
Fax : 054.3824901
Luận án : Quan xưởng ở kinh đô Huế từ 1802 đến 1884
Giải Ba : Tiến sĩ Trịnh Thị Thuỷ, Vụ Văn hoá Dân tộc, Bộ Văn hoá Thông tin.
Ngày tháng năm sinh : 10.06.1971
Nguyên quán : Cẩm Tú, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá
Địa chỉ : Tổ 48B, Phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại : 04.37841716 – 04.39438321/128 – 0903400499
Luận án : Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở huyện Đông Sơn, Thanh Hoá nửa đầu thế kỷ XIX
Giải Ba : Tiến sĩ Hà Thị Mỹ Hương, Viện Quan hệ Quốc tế, Học viện Chính trị Quốc gia HCM
Ngày tháng năm sinh : 10.12.1952
Nguyên quán : Sơn Hoà, Hương Sơn, Hà Tĩnh
Địa chỉ : Khu TT Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
điện thoại : 04.37540069 -04.38361031
Luận án : Sự vận động của quan hệ Nga-Mỹ sau chiến tranh lạnh và ảnh hưởng của quan hệ đó đến Việt Nam

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2009

LỄ TRAO GIẢI THƯỞNG SỬ HỌC PHẠM THẬN DUẬT LẦN THỨ NHẤT (Năm 2000)

Ngày 29.11.2000, tại Bái Đường Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật đã tổ chức long trọng Lễ tưởng niệm nhân 115 năm ngày mất danh nhân và Lễ trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ Nhất.
Trước đó, theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duât, Ban điều hành Quỹ đã phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tuyển chọn các luận án tiến sĩ sử học từ các Hội đồng chấm luận án tiến sĩ trong cả nước.
Một Hội đồng Xét thưởng đã được thành lập do Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng điều hành Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng Xét thưởng gồm 5 vị là các Giáo sư sử học có uy tín đã làm việc (có sự tham gia của Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật), Hội đồng đã chọn ra được 6 luận án tiến sĩ sử học được nhân Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ Nhất (năm 2000).

BẢNG VÀNG DANH DỰ
CÁC TIẾN SĨ SỬ HỌC ĐƯỢC TRAO
GIẢI THƯỞNG SỬ HỌC PHẠM THẬN DUẬT
LẦN THỨ NHẤT – NĂM 2000


Để bạn đọc biết những thông tin về các Tiến sĩ sử học đã đoạt Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật một cách hệ thống từ khi có Giải thưởng (năm 2000) đến nay, trang blog này từ nay sẽ cung cấp dần dần và lần lượt những thông tin cơ bản của các Tiến sĩ và đề tài luận án được trao giải theo từng năm và theo các thứ hạng giải.
Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật cũng mong các tiến sĩ sử học được trao giải thưởng thông cảm, nếu có thông tin sai lệch so với hiện nay (nhất là có sự thay đổi về địa chỉ và số điện thoại), mong các vị lượng thứ và gửi những thông tin cần sửa lại cho chúng tôi theo hộp thư điện tử sau : phdinhnhan@gmail.com
Chúng tôi cũng xin lỗi vì chưa có điều kiện đưa ảnh các vị tiến sĩ kèm theo. Khi nào có điều kiện chúng tôi xin đăng theo ảnh và Bản tóm tắt các luận án tiến sĩ được giải.


Giải Nhất : không có
Giải Nhì : (ba giải) :

1.Tiến sĩ Nguyễn Văn Kim, Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày tháng năm sinh : 12.12.1962
Nguyên quán : Thanh Hoá
Địa chỉ : 7 Ngõ Huy văn, Tông Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại : 04.38511669 – 04.38585284
Luận án :Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ TOKUGAWA, nguyên nhân và hệ quả.
2. Tiến sĩ Trần Thị Thu Hương, Q. Viện trưởng Viên Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Ngày tháng năm sinh : 02.11.1957
Nguyên quán : Kỳ Phong, Kỳ Anh, Hà Tĩnh
Địa chỉ : 60A, Tổ 1, Phường Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại : 04.38570058 – Email : chiqub@yahoo.com
Luận án : Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá “quốc sách” ấp chiến lược của Mỹ-Nguỵ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965)

3. Tiến sĩ Đàm Thị Uyên, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Ngày tháng năm sinh : 04.10.1969
Nguyên quán : Quốc Toản, Trà Lĩnh, Cao Bằng
Địa chỉ : Tổ 8B, Phường Hoàng Văn Thụ, Thái Nguyên
Điện thoại : 0280.856887 – Fax : 0280857867
Luận án :Huyện Quảng Hoà (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX.

Giải Ba : (ba giải) :
1.Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Dung, Giảng viên Khoa Sử, Trưởng ĐHKHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh
Ngày tháng năm sinh : 07.02.1961
Nguyên quán : Hưng Yên
Địa chỉ : 109 Đường Lạc Long Quân, P. 10, Q. Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại : 08.38291099 – Email :ngocdungnguyen@hotmail.com
Luận án : Sự hình thành chủ nghĩa khu vực của ASEAN

2. Tiến sĩ Vũ Quang Hiển, Giảng viên Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày tháng năm sinh :21.12.1951
Nguyên quán : Khánh Thiện, Yên Khánh, Ninh Bình
Địa chỉ : Trung tâm nội trú sinh viên ĐHQG Hầ Nội
Điện thoại : 04.38545182 – 04.8585284
Luận án : Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954).

3. Tiến sĩ Nguyễn Quang Hồng, Giảng viênTrường Đại học Sư phạm Vinh, Nghệ An.
Ngayf tháng năm sinh : 12.06.1964.
Nguyên quán : Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An
Địa chỉ : Hà Long, Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An.
Điện thoại : 038.3822018 – 0912480020
Luận án : Thành phố Vinh – Quá trình hình thành và phát triển.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2009

Bài phát biểu tại lễ trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật

QUỸ GIẢI THƯỞNG SỬ HỌC PHẠM THẬN DUẬT,
NIỀM VINH DỰ CỦA DÒNG HỌ PHẠM YÊN MÔ

PHẠM ĐÌNH NHÂN
Chủ tịch Quỹ Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật
Kính thưa các vị đại biểu,
Hôm nay, nhân kỷ niệm 119 năm ngày mất danh nhân Phạm Thận Duật, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật tổ chức lễ tưởng niệm danh nhân và lễ trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật đồng thời là ngày kỷ niệm 5 năm Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật ra đời, thay mặt cho Hội đồng Điều hành Quỹ Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật, tôi xin chân thành cảm ơn các vị đại biểu và bà con họ Phạm đã đến dự buổi lễ trọng thể này.
Phạm Thận Duật là một nhà yêu nước, nhà văn hóa, người góp phần khởi động phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX. Kể từ năm 1989, sau khi cuốn sách Phạm Thận Duật-Cuộc đời và tác phẩm, một công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyền vừa tạ thế được xuất bản, giới sử học và văn hóa đã có nhiều những công trình nghiên cứu về nhân vật lịch sử này được trình bày tại Hội thảo khoa học cũng như đã được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu, trên các phương tiện thông tin đại chúng cùng với những hoạt động nhằm tôn vinh danh nhân của đất nước.
Phạm Thận Duật là một nhà văn hóa đa diện. Ông hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực. Ngoài tư cách là một nhà quản lý hành chính, ông còn là một nhà chính tri, ngoại giao, quân sự. Ông hoạt động cả về giáo dục, khoa học thuỷ lợi, kinh tế. Ông là nhà địa chí học, nhà văn, nhà thơ, nhà ngôn ngữ học, nhà sử học.
Riêng về mặt sử học, với nhiệm vụ Phó Tổng tài Quốc sử quán kiêm quản Quốc tử giám, Ông được vua Tự Đức giao cho nhiệm vụ kiểm duyết lần cuối bộ sử lớn của nước ta dưới triều Nguyễn. Đó là bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Ông còn là người được triều đình nhà Nguyễn giao cho “sửa” bộ Dực Tông Anh hoàng đế tức sách Đại Nam thực lục đệ tứ kỷ ghi chép những sự kiện lịch sử dưới triều Tự Đức. Trong các tác phẩm mà ông để lại cho đời sau như Hưng Hóa ký lược, Vãng sứ Thiên Tân nhật ký, Quan Thành văn tập và một số tác phẩm trong các bộ Hà đê tấu tập, Hà đê tấu tư tập, Hà đê bộ văn tập và Điều trần đê chính sự nghi tập đều toát lên tư chất của một nhà sử học có kiến thức uyên thâm về lịch sử..
Nhằm tôn vinh một danh nhân đất nước đồng thời là một nhà sử học chân chính và cũng để khuyến khích và động viên tài năng và trí tuệ của giới sử học, các con cháu hậu duệ chúng tôi mạnh dạn tiến hành việc thành lập Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật và đề nghị với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam công bố Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật. Giải thưởng này hàng năm dành trao cho các công trình sử học xuất sắc mà trước mắt là các luận án tiến sĩ sử học đã được bảo vệ xuất sắc tại các Hội đồng chấm luận án tiến sĩ sử học cấp Nhà nước. Và trong những năm qua, Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật vẫn đều đều phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam để xét và trao Giải thưởng này.
Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật ra đời đến nay đã được năm năm. Giải mang một vinh dự là một giải hàng năm đầu tiên của giới sử học và cũng là một giải mở đầu năm năm đầu tiên của thế kỷ XXI này. Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật đã góp phần xây dựng nên một giải hàng năm đầu tiên của ngành sử học, một ngành khoa học xã hội gắn liền đời sống xã hội thường nhật với truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc nhằm thúc đẩy nguồn lực hôm nay đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Và như vậy Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật cũng được cái vinh dự đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước vinh quang đó.
Nhân ngày lễ tưởng niệm 119 năm ngày mất danh nhân và lễ trao giải năm nay, chúng ta cũng kỷ niệm 5 năm ngày công bố Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật và cũng là kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật, tôi xin thay mặt Hội đồng Điều hành Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật một lần nữa xin kính chúc và cảm ơn các vị đại biểu đã đến dự buổi lễ trọng thể hôm nay
Năm năm trôi qua, Quỹ đã cùng với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trao 29 giải (trung bình mối năm 6 giải) cho các tiến sĩ sử học có luận án xuất sắc, trong đó có 13 giải Nhì và 16 giải Ba, không có giải Nhất. Việc chưa có giải Nhất, theo Hội đồng Xét thưởng của Giải, thì đó cũng là một điều sát với thực tế bởi vì chưa xét được một luận án nào xứng đáng có giá trị không những ở trong nước mà còn có thể có giá trị đối với nước ngoài.
Trong quá trình xét Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ 5 (năm 2004), Hội đồng xét thưởng của Giải gồm các Giáo sư Tiến sĩ sử học có uy tín, có tên tuối đã đề nghị trao Giải thưởng cho 4 luận án tiến sĩ, nhân buổi lễ này, thay mặt Hội đồng Điều hành Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật, chúng tôi xin chân thành gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các tiến sĩ được vinh dự nhận Giải thưởng Sử học Phạm thận Duật lần thứ 5 ngày hôm nay.
Nhân đây, thay mặt Hội đồng Điều hành Quỹ, chúng tôi hy vọng Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật còn được mở rộng phạm vi hoạt động để không những trao giải cho các luận án tiến sĩ mà còn trao cho các thạc sĩ và cử nhân lịch sử, những công trình nghiên cứu được xuất bản và những cuộc thi tìm hiểu lịch sử nhằm góp phần nâng cao sự hiểu biết lịch sử nước nhà. Quỹ cũng sẽ nỗ lực đóng góp phần mình vào trong các hoạt động khuyến học, khuyến tài nhằm góp phần khuyến khích tinh thần hiếu học trong mọi tầng lớp thanh niên học sinh sinh viên, phát huy tài năng sáng tạo của lớp trẻ và những hoạt động xã hội khác trong các phong trào vận động hiện nay của đất nước ta
Với tôn chỉ mục đích rõ ràng của Quỹ, chúng tôi hy vọng giới sử học mà đại diện là Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, các tổ chức cơ sở của Hội, các cơ quan giáo dục, các trường đại học có đào tạo môn lịch sử ủng hộ những hoạt động của Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật vì sự phát triển của sử học, vì mục đích phổ cập hiểu biết lịch sử nước nhà trong mọi tầng lớp nhân dân và vì sự tôn vinh tên tuổi của nhà sử học chân chính.
Chúng tôi cũng tin tưởng rằng với tôn chỉ mục đích và phương châm hoạt động đúng đắn, Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật sẽ còn được các hậu duệ Phạm Thận Duật, các bà con dòng họ Phạm trong cả nước, các nhà hảo tâm, các nhà kinh doanh nhiệt tình hưởng ứng xây dựng Quỹ, các cơ quan đoàn thể xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng ủng hộ những hoạt động của Quỹ vì mục tiêu cao cả : Vì sự phát triển nền học vấn của nước nhà.
Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cảm ơn các vị giáo sư, tiến sĩ trong Hội đồng Xét thưởng đã cùng chúng tôi tổ chức việc xét và trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ 5 này, cảm ơn Ban Giám độc Trung tâm Hoạt động vặn hoá và khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã tạo điều kiện để tổ chức buổi Lễ tưởng niệm danh nhân, Kỷ niệm 5 năm thành lập giải và Lễ trao Giải thưởng hôm nay được tiến hành tốt đep và cuối cùng xin cảm ơn tất cả các vị đại biểu và bà con trong họ đã đến dự buổi lễ long trọng này.
Xin cảm ơn.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2009

PHẠM THẬN DUẬT VÀ QUỸ GIẢI THƯỞNG MANG TÊN ÔNG

TẠP CHÍ HUẾ XƯA & NAY :
Phạm Thận Duật (1825-1885) hiệu là Vọng Sơn, tên chữ là Quan Thành, người làng Yên Mô thượng, xã Yên Mạc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, vốn là học trò của các cụ Vũ Phạm Khải, Phạm Văn Nghị. Ông nổi tiếng là người chịu khó học tập, đỗ Cử nhân trường Nam Định năm 1850 và ra làm quan.
Từ năm 1851, buổi đầu hoạn lộ, theo chính sách lưu quan của triều đình nhà Nguyễn, ông được cử làm Giáo thụ phủ Đoan Hùng, năm 1855 được thăng làm Tri châu Tuần Giáo. Từ năm 1857, ông có quãng đời 20 năm liền làm quan ở tỉnh Bắc Ninh từ chức Tri huyện Quế Dương cho đến Bang biện tỉnh vụ kiêm Đồn điền sứ, án sát, Bố chính, Tuần phủ. ở xứ Bắc, tuy chưa phải trực tiếp đương đầu với thực dân Pháp, song từ một quan văn, ông đã phải kiêm làm tướng võ, bao quát mọi mặt từ chính trị đến kinh tế, từ luật pháp đến quân sự. Năm 1876, ông được điều về kinh thành Huế làm Tả Tham tri Bộ Lại kiêm Phó Đô ngự sử, rồi trở ra Bắc làm Khâm sai Hà đê sứ phụ trách trị thủy sáu tỉnh tả ngạn sông Hồng. Cuối năm 1878, ông trở về Kinh đảm nhiệm chức Thượng thư Bộ Hình sung Phó Tổng tài Quốc sử quán kiêm quản Quốc Tử giám, nắm giữ việc hình luật, viết sử và dạy học trong Kinh. Năm 1879, ông được cử làm Đại thần Viện Cơ mật.
Năm 1882, ông được cử đi sứ sang Trung Quốc ở Thiên Tân. Về nước năm 1883, theo sự sắp xếp của phái chủ chiến, ông được cử làm Thượng thư Bộ Hộ, trong khi vẫn giữ nguyên chức vụ cũ ở Sử quán, Quốc Tử giám và Viện Cơ mật. Năm 1884 được thăng Hiệp biện Đại học sĩ kiêm Công bộ Tả Tham tri. Năm 1885, trong cao trào Cần Vương chống Pháp, ông đã cùng Tôn Thất Thuyết đưa Vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị), thảo Hịch Cần Vương kêu gọi sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên đánh Pháp khôi phục độc lập dân tộc. Việc không thành, Phạm Thận Duật cùng hai người con là Phạm Luyện và Phạm Cận bị Pháp bắt ở thôn Hà Trung, Quảng Trị. Thực dân Pháp đã đưa cả ba phụ tá chủ chốt của vua Hàm Nghi và phái chủ chiến (ông cùng Tôn Thất Đính tù thay cho con là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường) đày ra Côn Lôn, sau đó đưa đi đày biệt xứ tận đảo Tahiti. Trên đường đi ở địa phận Mã Lai, do lâm bệnh nặng, ông hy sinh ngày 29.11.1885. Thi hài ông bị kẻ thù ném xuống biển.
Phạm Thận Duật không chỉ là nhà yêu nước, một vị quan thanh liêm, nhà chính trị, một nghĩa sĩ Cần Vương mà còn là nhà văn hóa, giáo dục, kinh tế, thủy lợi, quân sự, ngoại giao có tài thao lược. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị như Hưng Hóa ký lược, Quan Thành văn tập, Vãng sứ Thiên Tân nhật ký, Quan Thành tấu tập và nhiều tác phẩm trong các tập Hà đê tấu tập, Hà đê tấu tư tập. Đặc biệt vể mặt sử học, từng làm Phó Tổng tài Quốc sử quán, nên ông chính là người hiệu đính và kiểm duyệt lần cuối bộ quốc sử lớn, bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Đây là bộ sử đồ sộ, gồm 53 quyển (khoảng trên 50 vạn chữ Hán). Nhận xét về tài năng sử học của ông, Tự Đức việt :”Cứ xem các bản sớ tấu đủ biết y (chỉ Phạm Thận Duật) thường lưu tâm điển xưa tích cũ, tất là thấy rộng nghe xa” và ủy thác cho ông trọng trách lớn này. Vậy mà đáng tiếc, cuộc đời và sự nghiệp của “vị quan thanh liêm , một nhà chính trị vì nước, vì dân” (lời PGS.TS Trần Đức Cường, Viện trưởng Viện Sử học) ấy, suốt 100 năm qua, hầu như không được lịch sử nhắc đến. Hơn thế nữa, còn có những ý kiến khác nhau về ông, xuất phát từ việc chính ông là người năm 1884 đã thay mặt triều đình Huế ký điều ước Giáp Thân, hay còn gọi là điều ước Patenôtre. Phân tích hoàn cảnh lịch sử hồi đó, GS Đinh Xuân Lâm cho rằng :”Quân Pháp đang đánh chiếm khắp nơi, họa mất nước có thể xảy ra ngày một, ngày hai. Phạm Thận Duật ngay từ đầu đã dứt khoát đứng về phe chủ chiến, nhưng cần thêm thời gian để nuôi dưỡng sức lực. Chính trong những ngày ký Điều ước Giáp Thân, ông đã đồng thời cho xây dựng những đồn phòng thủ dọc đường biền giới phía Tây, chuẩn bị khi cần, triều đình Huế có thể rút ra xây dựng thành căn cứ địa cho một cuộc kháng chiến mà ông biết nhất định sẽ xảy ra...Bi kịch của ông chính là bi kịch của đất nước.” Sách Đại Nam thực lục đã 61 lần nhắc đến tên ông. Tiếc rằng phải trải qua một thời gian khá dài tấn kịch của cuộc đời Phạm Thận Duật mới được làm sáng tỏ.
Năm 1898, cuốn Phạm Thận Duật-Cuộc đời và tác phẩm của nhà nghiên cứu văn học và sử học Nguyễn Văn Huyền ra mắt bạn đọc. Lần đầu tiên, sự nghiệp yêu nước chống Pháp của ông đã được khẳng định. Cuốn sách trên và hàng loạt bài viết của nhiểu nhà sử học đã làm rõ thêm cuộc đời của một nhân vật lịch sử đã từng bị quên lãng. Những nhận định và đánh giá của các nhà sử học đã chứng minh vai trò và sự đóng góp của ông trong nửa cuối thế kỷ XIX. Trong lời tựa cuốn sách trên, GS Nguyễn Hồng Phong đã viết :”...Sự nghiệp của Phạm Thận Duật thật là toàn diện. Những ông quan thanh liêm trong chế độ quân chủ Việt Nam ngày xưa không phải là huyền thoại, là cổ tích mà là một truyền thống đẹp của người trí thức Việt Nam được đào tạo theo Nho giáo. Và kết thúc cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Thận Duật thật là trọn vẹn : một nhà yêu nước chống ngoại xâm kiên quyết và hy sinh trên đường bị đi đày, nấm mồ của ông là biển cả”. Sau đó, mãi đến năm 1995, mới có một cuộc hội thảo khoa học đầu tiên về Phạm Thận Duật. Năm 2000, kỷ niệm 115 năm ngày mất của ông, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã đúc một tượng đồng của ông và trao tặng Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Trung tâm Unesco Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam ấn hành Phạm Thận Duật toàn tập dày 837 trang, trường tiểu học Yên Mạc ở tỉnh Ninh Bình đổi tên thành trường Phạm Thận Duật.
Cũng trong năm 2000, để ghi nhớ công ơn của danh nhân và khuyến khích việc học tập, nghiên cứu và giáo dục lịch sử, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và hậu duệ đời thứ 5 của ông là Kỹ sư Phạm Đình Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm Unesco Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam đã có sáng kiến thành lập Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật bằng nguồn vốn gia đình đóng góp để trao giải thưởng hàng năm cho những công trình sử học có giá trị, trước mắt là những luận án tiến sĩ sử học đã được bảo vệ xuất sắc tại các Hội đồng chấm luận án tiến sĩ sử học cấp Nhà nước trong thời gian từ 1 tháng 10 năm trước đến 30 tháng 9 năm sau trên pham vi toàn quốc. Giải thưởng này được các cơ sở đào tạo giới thiệu và được Hội đồng xét thưởng của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và Quỹ Giải thưởng đề nghị. Lễ trao giải thưởng được tổ chức tại Văn Miếu-Quốc Tử giám vào ngày 29 tháng 11 hàng năm nhân ngày giỗ của danh nhân. Từ đó đến nay, Quỹ đã ba lần trao giải thưởng cho 20 luận án tiến sĩ xuất sắc. Mỗi giải được cấp bằng chứng nhận Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật kèm theo tiền thưởng : giải nhì mỗi giải 3 triệu đồng, giải ba mỗi giải 2 triệu đồng. Trong đó, năm 2000 có 3 giải nhì, 3 giải ba. Năm 2001 có 2 giải nhì, 4 giải ba. Năm 2002 có 4 giải nhì, 4 giải ba. Qua 3 năm chưa có giải nhất nào được trao. Nói về việc này, ông Phạm Đình Nhân, Chủ tịch Quỹ cho biết : ”Đến nay, chưa có công trình nào được chọn để trao giải nhất cũng do uy tín của danh nhân đã vượt lên tầm quốc tế. Vì vậy, giải nhất phải thực sự xứng đáng, có đóng góp lớn cho sử học để khi các sử gia nước ngoài có tìm đến với giải thưởng thì cũng là tìm đến với công trình khoa học có tầm cỡ của Việt Nam”. Đây chính là một mô hình khuyến học, một giải thưởng kịp thời cho giới sử học Việt Nam, là nguồn động viên và là niềm tự hào của các tiến sĩ sử học..
CÔNG HẬU - QUANG ANH
free counters